Nền kinh tế Mỹ đã giảm vào quý II với mức chi tiêu tiêu dùng thấp nhất trong vòng 2 năm qua và chi tiêu trong các doanh nghiệp giảm mạnh, dấy lên nghi vấn nền kinh tế đang trên bờ vực suy thoái.
Theo như một số định nghĩa, nếu như GDP liên tục giảm trong 2 quý thì được coi là “suy thoái về mặt lý thuyết”.
Tuy nhiên, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã bác bỏ những lời bàn tán về suy thoái kinh tế, ông chỉ ra một thị trường việc làm “mạnh mẽ trong lịch sử” cùng với chi tiêu tiêu dùng và đầu tư kinh doanh mạnh mẽ. Nhưng sự suy giảm xuống còn 0.9% trong quý vừa qua đã khơi dậy sự quan tâm và lo lắng của người dân về sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Điều này sẽ làm ngăn cản Cục Dự trữ Liên Bang tăng lãi suất vì nó sẽ làm ảnh hưởng đến tỷ lệ lạm phát, trong tháng Sáu vừa qua, tỷ lệ lạm phát đã đạt ngưỡng 9.1%. Giá cả của đồ dung, xăng, và những thứ cơ bản khác đều tăng nhanh nhất có thể kể từ năm 1981.
Ngân hàng Trung ương Mỹ đã tăng lãi suất, nâng tổng lãi suất lên 225 điểm kể từ tháng Ba.
Việc tăng chi phí vay sẽ làm giảm chi tiêu những mặt hàng có giá trị lớn như nhà, xe ô tô, điều này giúp giảm bớt những căng thẳng tạo nên lạm phát. Nhưng nhu cầu giảm có nghĩa rằng các hoạt động kinh tế cũng giảm.
Trong cuộc họp với các Giám đốc điều hành, ông Biden nói rằng “ Chúng tôi nhận thấy sự tăng trưởng với tốc độ chậm hơn năm ngoái, và điều này thì hoàn thoàn tương ứng với mức tăng trưởng ổn định và lạm phát thấp hơn. Nếu chúng ta quan sát thị trường việc làm, chi tiêu người tiêu cùng và đầu tư doanh nghiệp, chúng ta sẽ thấy các tín hiệu cho thấy những tiến triển tốt của nền kinh tế trong Quý II”.
Tăng trưởng việc làm – Tín hiệu tích cực
Theo như Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Quốc gia Hoa Kỳ, định nghĩa Suy thoái là “sự suy giảm đáng kể trong hoạt động kinh tế lan rộng trên toàn nền kinh tế, kéo dài hơn một vài tháng, thường có thể nhìn nhận thấy được trong sản xuất, việc làm, thu nhập thực tế, và các chỉ số khác”.
Trong thực tế, sự tăng trưởng việc làm trung bình là 456,700 công việc/tháng trong nửa năm đầu, trong khi chi tiêu nội địa tiếp tục tăng. Tỷ lệ thất nghiệp vẫn duy trì ở mức 3.6%. Tất cả cho thấy một số yếu tố làm nên sự suy thoái kinh tế vẫn đang có những tiến triển tốt.
Tuy nhiên, sự gia tăng lạm phát và nỗi sợ hãi về suy thoái đã làm xói mòn niềm tin của người tiêu dùng và gây lo lắng về nền kinh tế vốn đang cho thấy những tín hiệu hỗn hợp đáng thất vọng.
Cổ phiếu trên Phố Wall được giao dịch cao hơn. Đồng đô la tăng so với những đồng tiền tệ khác. Lợi tức kho bạc Mỹ giảm. Tất cả đều cho thấy sự không chắc chắn đáng kể về triển vọng trong nửa cuối năm.